Phân biệt ba kích trắng, ba kích tím và một số bài thuốc từ loại dược liệu này

Trong Đông y, củ ba kích là một dược liệu quý nằm trong TOP 10 loại thuốc nam của người Việt. Ba kích mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe người sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Rượu truyền thống sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt ba kích trắng, ba kích tím và một số bai thuốc từ loại dược liệu này.

Lợi ích tuyệt vời từ củ ba kích

Ba kích (tên gọi khác là cây ruột gà, ba kích thiên, chẩu phóng xì, thao tầy cáy, liên châu ba kích, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ…) có vị cay, ngọt, tính ấm. Rễ ba kích hình trụ tròn, đường kính từ 1-3cm, lõi màu hồng nhạt, bên ngoài vỏ cứng sần sùi, màu vàng xám. Củ ba kích mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời như:

– Bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý nam giới, kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.

– Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, khử phong thấp, mỏi gối, cường gân cốt,…

– Tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi, người suy nhược, người mới ốm dậy, kém ăn, ngủ.

– Cải thiện tình trạng tử cung lạnh, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Phân biệt ba kích trắng, ba kích tím

Có 2 loại ba kích, đó là ba kích trắng và ba kích tím. Tuy nhiên, hiện nay ba kích tím được trồng và sử dụng phổ biến hơn.

Ba kích tím

Ba kích tím thuộc họ dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Lá cây dài nhưng cuống ngắn, hình mũi mác, thuôn dài hoặc hình bầu dục, mọc đối xứng. Phiến lá cứng có nhiều lông ở mép và gân, lá cây khi già xuất hiện màu trắng mốc do phủ lớp lông dày. Cây ba kích tím nở hoa màu trắng, sau dần chuyển màu vàng. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ và thường tập trung thành tán ở đầu cành. Quả của cây khi chín có màu đỏ cam rất đẹp mắt.

Củ ba kích tím khi già có màu tím sậm 

Thịt củ ba kích tím khi non có màu trắng do hàm lượng dược tính còn thấp. Tuy nhiên, khi mang phơi nắng sẽ vẫn xuất hiện màu tím. Còn thịt củ đã già sẽ hanh tím rõ rệt, càng già màu tím sẽ càng đậm. Khi đem ngâm cùng rượu, rượu ngâm sẽ xuất hiện màu tím than hoặc tím đậm do dược chất trong củ tiết ra. Thông thường, ba kích tím được yêu thích sử dụng hơn so với ba kích trắng vì mang lại nhiều tác dụng hơn cho sức khỏe.

Ba kích trắng

Cây ba kích trắng thuộc họ dây leo, thân quấn màu xanh, đâm nhiều nhánh. Cành cây ba kích non có nhiều lông và góc cạnh, thân già sẽ nhẵn lông. Lá cây mọc đối chéo, thon dài. Khác với hoa của cây ba kích tím, hoa của cây ba kích trắng nhỏ li ti màu trắng ngà. Quả khi chín màu hồng. Ba kích trắng thường ít được sử dụng hơn do thành phần dược tính kém hơn so với ba kích tím.

Một số bài thuốc từ loại dược liệu này

Ba kích là loại dược liệu quý và có nhiều cách để chế biến thành những bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau.

Điều trị đau đau lưng, mỏi gối, nhức xương khớp

– Nguyên liệu: thỏ ty tử, nhục thung dung, tỳ giải, ba kích tím, đỗ trọng (mỗi loại 400gr), 1 bộ bao tử hươu.

– Cách thực hiện: Đem sao vàng tất cả các nguyên liệu và tán thành bột mịn, vo viên. Dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 6gr thuốc.

Điều trị lợi tiểu, thận hư

– Nguyên liệu: ba kích tím, sơn thù du, tang phiêu tiêu mỗi vị 12gr.

– Cách thực hiện: Đem nguyên liệu đi tán thành bột mịn, dùng để pha uống mỗi ngày hoặc sắc với 500ml nước để uống.

Bổ thận, tráng dương

– Nguyên liệu: ba kích 300gr, thịt trai 300gr, gừng tươi.

–  Cách thực hiện: Đem thịt trai và ba kích đi rửa sạch, thái miếng. Sau đó hầm cùng 1 lít nước trong khoảng 3 tiếng, nêm nếm gia vị rồi ăn cùng cơm trắng như canh.

Trị liệt dương

– Nguyên liệu: ngưu tất sống, ba kích tím mỗi loại 3kg, rượu trắng 5 lít.

– Thực hiện: Đem ngưu tất và ba kích tím đi làm sạch. Sau đó cho vào bình thủy tinh và ngâm rượu tối thiểu từ 3 tháng. Sử dụng vào mỗi bữa ăn, dùng liên tục từ 2-3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt.

Rượu ngâm ba kích

– Nguyên liệu: ba kích tím khô 1kg, rượu trắng 8 lít (loại 40 độ).

– Thực hiện: Đem các nguyên liệu ngâm trong khoảng 20 ngày là có thể sử dụng. Rượu ba kích mang lại hiệu quả rất tốt, giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt.

Lưu ý khi sử dụng củ ba kích

– Người âm hư hỏa vượng, mắt mờ, nước tiểu đỏ, táo bón, miệng đắng, đau mắt, miệng khô không nên sử dụng.

– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được sử dụng.

– Những trường hợp dị ứng với ba kích, cần phải ngưng sử dụng và tới cơ sở y tế khám ngay.

– Sơ chế thật kỹ, loại sạch vỏ của dược liệu trước khi sử dụng để tránh gây nguy hiểm.

– Loại bỏ hoàn toàn phần lõi của dược liệu vì có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi đã đủ 18 tuổi và chấp nhận xem thông tin giới thiệu về sản phẩm, cũng như đồng ý chấp nhật tất cả các (Điều Khoản Điều Kiện, Chính Sách Riêng Tư, Chính Sách Cookie) của trang website này. Bạn có chấp nhận những điều trên không? nếu đồng ý hãy bấm nút "Chấp Nhận" bên phải để tiếp tục vào trên web.